Trả lại tiền cho các bị hại vụ án Alibaba: Cần làm ngay đơn yêu cầu thi hành án
Ngày 28.9, tại Trung tâm Văn hóa thể thao Vietsovpetro, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức khai mạc hội thao công nhân viên chức, lao động (CNVC-LĐ) khu vực 5 năm 2022.
Phim ‘Người một nhà’ tập 10: Trí giải vây cho Diệp?
Ở Canada xa xôi, Xuân Uyên cùng mẹ luôn giữ cho gia đình không khí Tết Nguyên đán thật đậm đà, dù không sống ở quê hương. Mỗi dịp tết đến, Uyên và mẹ lại háo hức gói bánh chưng, trang trí nhà cửa, tạo ra một không gian tết thu nhỏ đầy sắc màu và hương vị Việt ngay giữa đất nước Canada.Điều đặc biệt là dù sống ở một quốc gia khác, Uyên và các em của mình không gặp khó khăn nào trong việc hòa nhập giữa hai nền văn hóa. Uyên cho biết được mẹ dạy phải giữ gìn những giá trị truyền thống ngay từ khi còn nhỏ. Uyên nhớ như in lần đầu được về Việt Nam đón Tết Nguyên đán vào năm 2020. Đây là dịp đặc biệt khi ông bà, các em và chú út của Uyên đều về Việt Nam đón tết. Gia đình đã đi du lịch nhiều tỉnh để cảm nhận không khí tết ở những vùng miền khác nhau của Việt Nam.“Những ngày tết ở TP.HCM, gia đình đã cùng nhau xem pháo bông, dạo đường hoa Nguyễn Huệ, tham quan đường mai tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và khu người Hoa ở Q.5. Mọi người đều không quên những kỷ niệm đẹp đẽ khi đón tết tại TP.HCM, nơi mẹ mình sinh ra và truyền thống vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ”, Uyên kể lại.Khi về lại Canada, Uyên luôn nhớ về đêm giao thừa ở TP.HCM, sáng mùng 1, các thành viên tập trung ở nhà người ông cậu lớn nhất trong gia đình. Uyên kể dù ông cậu đã mất từ lâu, chỉ còn bà mợ và các cô chú nhưng gia đình vẫn giữ truyền thống mừng tuổi, nhận lì xì, ăn uống, trò chuyện vào ngày đầu năm. Những ngày sau đó là đi từng nhà trong dòng họ ăn uống và vui chơi.Mẹ Uyên, chị Trần Lê Hồng Phước (46 tuổi), sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, đã sang Canada hơn 15 năm. Trong suốt thời gian đó, dù đã quen với cuộc sống ở xứ sở lá phong, chị vẫn không thể quên được ký ức về những mùa tết xưa ở Việt Nam. Chị kể rằng trong lần đầu tiên đón tết ở Canada đã rất háo hức khi nghĩ rằng sẽ được hòa mình vào không khí đếm ngược đón năm mới ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, khi ra tới trung tâm, chị Phước không thấy ai tụ tập, chỉ có tuyết rơi và không khí lạnh lẽo. “Mình đã không kìm được nước mắt vì tết ở đây khác xa so với quê nhà, trôi qua thật vắng lặng”, chị Phước kể lại.Những năm sau đó, khi có con đầu lòng, chị Phước bắt đầu tự tổ chức không gian tết nhỏ cho gia đình tại Canada. Dù không tổ chức lớn, nhưng các món ăn tết truyền thống từ bánh chưng đến mứt, lại chính là cách nối kết gia đình với những ký ức đẹp đẽ từng có ở quê nhà. Những năm đầu sống ở vùng quê Canada, chị Phước thường nhờ người thân sống tại Việt Nam gửi đồ trang trí và bánh mứt sang. Giờ đây, khi đã về thành phố lớn, việc chuẩn bị tết đã dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, với việc tích lũy đồ trang trí qua từng năm, gia đình có nhiều lựa chọn hơn để làm cho không gian tết thêm phần ấm cúng, đẹp mắt.Chị Phước tin rằng nếu để các con lớn lên rồi mới bắt đầu dạy, sẽ có những trở ngại nhất định. Chính vì vậy, ngay từ bé, cả gia đình đã cùng nhau gắn kết với văn hóa Việt Nam, từ những món ăn, lễ hội cho đến bài học về truyền thống, để Uyên và các em nhớ về cội nguồn.Uyên cho biết được mẹ dạy rằng dù có đi bốn phương trời vẫn giữ trong mình dòng máu Việt. Vì vậy khi lớn lên, Uyên luôn muốn gìn giữ những giá trị văn hóa Việt Nam."Mình cần san sẻ trước để nhận được tình yêu thương từ mọi người", đó là tâm niệm mà mẹ của Uyên luôn cố gắng truyền dạy cho các con. Chị Phước luôn mong muốn các con được đón tết trọn vẹn nhất, dù là ở Việt Nam hay nơi nào khác.Theo chị Phước dù ở đâu, tết luôn là dịp để gia đình lại gần nhau hơn. Những ký ức về tết quê hương luôn là nguồn động lực để chị Phước và Uyên duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam tại xứ người. "Mình được dạy những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình vào mỗi dịp tết không chỉ là sự đoàn viên, mà còn là cách truyền lại tình yêu thương và sự kính trọng đối với cội nguồn cho các thế hệ sau”, Uyên vâng lời mẹ dạy.
Bác sĩ Việt Nam thực hiện mổ tim ít xâm lấn tại hội nghị quốc tế
Trang USNI News ngày 1.2 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang hướng đến Biển Đông với nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, sau khi kết thúc chuyến thăm Thái Lan hôm 31.12.Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng tại Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Thái Lan) vào ngày 27.1 sau 3 tuần hoạt động ở Biển Đông. Trong nhóm này còn có tàu tuần dương USS Princeton và 2 tàu khu trục USS Sterett và USS William P. Lawrence.Tại Thái Lan, đã xảy ra va chạm giữa tàu USS William P. Lawrence với tàu USS Princeton, gây thiệt hại cho phần thượng tầng của 2 tàu nhưng không có người bị thương. Thiệt hại này không gây trở ngại cho việc 2 tàu rời cảng, khi dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy 2 chiếc cùng cả nhóm rời đi tại vịnh Thái Lan. Trước khi cập cảng Laem Chabang, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đón tiếp Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai hôm 26.1. "Những chuyến thăm cảng như thế này là minh chứng cho tầm quan trọng sống còn của liên minh và đối tác Mỹ - Thái Lan, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng ta có lịch sử chung, lợi ích chung và các giá trị chung sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta vì lợi ích của 2 quốc gia", theo chuẩn đô đốc Michael Wosje, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ. Giờ đây, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson hướng đến Biển Đông với nhóm tàu của Pháp, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle, tàu khu trục Forbin, 2 tàu hộ tống Provence và Alsace, cùng tàu tiếp liệu Jacques Chevallier và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đang trong đợt điều động mang tên Clemenceau 25 tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hôm 28.1, tàu sân bay Charles De Gaulle cập cảng Lombok trong lần đầu tiên ghé Indonesia, theo thông cáo Hải quân Indonesia. Trong khi đó, các tàu còn lại trong nhóm ghé thăm cảng Benoa ở Bali. Ngoài ra, tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Hoàng gia Úc đến Benoa hôm 26.1 và rời đi 2 ngày sau đó để hướng đến vịnh Subic ở Philippines. Các tàu Forbin và Provence sẽ đến Manila (Philippine), trong khi tàu Alsace sẽ đến Okinawa (Nhật Bản), theo thông cáo của Hải quân Indonesia. Thông cáo không đề cập thời điểm tàu sân bay Charles De Gaulle rời đi, nhưng có thể tàu này sẽ rời đi vào ngày 3.2. Tàu sân bay Pháp cũng sẽ hướng đến Manila và nhóm tàu này sẽ tham gia cuộc tập trận Pacific Stellar ở Biển Philippines với các nước Úc, Canada và Nhật Bản.
Đây là bàn thắng gây tranh cãi, do Supachok sút bóng vào lưới đội tuyển Việt Nam, sau tình huống đội tuyển Việt Nam chủ động đưa bóng ra khỏi sân, do cầu thủ bị đau. Sau đó, thay vì trả bóng lại cho đội bóng của HLV Kim Sang-sik, Supachok dứt điểm thẳng vào lưới, nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan trong trận chung kết lượt về tối 5.1, đồng thời gỡ hòa 3-3 cho đội bóng xứ sở chùa vàng sau 2 lượt trận chung kết. Bàn thắng gây này tranh cãi vì nó đi ngược lại với tinh thần fair-play trong bóng đá. Hiện tại bàn thắng này vẫn được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024. Tính cho đến chiều 9.1, tỷ lệ bầu chọn cho bàn thắng của Supachok vẫn cao vượt trội so với phần còn lại. Bàn thắng của Supachok nhận số phiếu bình chọn lên đến 89,44%. Trong khi đó, bàn thắng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son, ghi trong trận chung kết lượt đi (nâng tỷ số lên 2-0) ngày 2.1, nhận được 10,22% số phiếu bình chọn, đứng nhì bảng. Các bàn thắng khác có tên trong danh sách những bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 có tỷ lệ phiếu bình chọn hầu như không đáng kể. Với tỷ lệ áp đảo nêu trên, bàn thắng của Supachok Sarachat gần như không có đối thủ trong cuộc đua đến danh hiệu bàn thắng đẹp nhất giải.Trước đó, chính bàn thắng này cũng đã giành được giải thưởng bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về, với hơn 86% số phiếu bầu chọn. Bàn thắng của Nguyễn Hai Long (ấn định chiến thắng 3-2 cho đội tuyển Việt Nam ở trận chung kết lượt về) xếp thứ nhì với 12% phiếu bầu. Đứng thứ 3 và thứ 4 lần lượt là các bàn thắng của Tuấn Hải (2%) và Ben Davies (0,25%).Mặc dù vậy, nếu Supachok có giành được cú đúp danh hiệu về bàn thắng đẹp, thì những danh hiệu này chỉ là những giải thưởng phụ. Những giải thưởng quan trọng nhất của AFF Cup 2024 hầu hết nằm trong tay đội tuyển Việt Nam: ngôi vô địch toàn giải, cầu thủ xuất sắc nhất, vua phá lưới (đều thuộc về Nguyễn Xuân Son), thủ môn xuất sắc nhất (Nguyễn Đình Triệu).
‘Hot boy’ kỹ sư IT và hành trình khám phá 12 quốc gia
Theo Wccftech, động thái mới nhất của Qualcomm cho mục tiêu tham gia thị trường sản xuất vi xử lý (CPU) máy chủ là việc tuyển dụng Sailesh Kottapalli, cựu kiến trúc sư trưởng dòng Xeon của Intel, người hiện đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch cấp cao tại Qualcomm. Đây là bước đi quan trọng trong kế hoạch chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.Các CPU máy chủ của Qualcomm dự kiến sẽ dựa trên kiến trúc ARM, sử dụng các lõi hiệu năng cao Nuvia HPC. Đây là công nghệ mà Qualcomm đã tiếp nhận sau khi mua lại startup Nuvia vào năm 2021. Trước đây, Nuvia được kỳ vọng sẽ phát triển CPU máy chủ trước cả dòng Snapdragon X Elite, nhưng kế hoạch bị trì hoãn. Với việc Qualcomm hiện tại tập trung nguồn lực vào lĩnh vực này, có thể thấy các CPU mới đã đạt đến giai đoạn phát triển tích cực.Qualcomm không phải là cái tên mới trong lĩnh vực CPU máy chủ. Trước đây, hãng từng tung ra dòng sản phẩm Centriq vào năm 2016, sử dụng kiến trúc ARM. Dù nhận được sự chú ý ban đầu, nhưng Centriq đã không đạt được thành công thương mại vì các vấn đề về hỗ trợ phần mềm và sự thống trị của kiến trúc x86. Đây sẽ là bài học quan trọng để Qualcomm rút kinh nghiệm, đặc biệt khi hãng quay lại thị trường này trong bối cảnh mới.Tuy nhiên, Qualcomm có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy các giải pháp ARM trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi các đối thủ như Amazon với Graviton hay Ampere Computing chưa thực sự bứt phá. Thành công của Qualcomm trong việc phát triển hệ sinh thái "Windows trên ARM" cũng là tín hiệu tích cực cho các dự án CPU máy chủ sắp tới.Sự gia nhập của Qualcomm vào thị trường CPU máy chủ được kỳ vọng sẽ khuấy động thêm sự cạnh tranh với các nhà sản xuất hiện tại. Trong khi AMD và Intel tiếp tục thống trị với các giải pháp x86, Qualcomm đang đặt cược vào khả năng của kiến trúc ARM để mang lại hiệu suất cao hơn và hiệu quả năng lượng tốt hơn.

Bãi xà bần nhếch nhác dưới chân cầu Sài Gòn
BST Varsity Jungle gây dấu ấn bởi cảm hứng thời trang ý nghĩa
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3.
Học sinh tiếng Anh tích hợp có bao nhiêu 'con đường' vào lớp 10 công lập?
Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình âm đạo cho người bệnh
mb66
Báo Thanh Niên giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm:Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Thưa các trí thức, nhà khoa học, các doanh nhân và toàn thể các đại biểu dự hội nghị tại Hội trường trung tâm và các điểm cầu.Ngày 18.5.1963, tại Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại hội lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam được tổ chức, đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử khoa học và công nghệ nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trong bài phát biểu tại Đại hội, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ biến khoa học và kỹ thuật, coi đây là động lực để xây dựng và phát triển đất nước. Người căn dặn: "Khoa học phải gắn với sản xuất, phục vụ nhân dân". Sự kiện này đặt nền móng cho những bước phát triển ứng dụng khoa học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn 6 thập kỷ sau, hôm nay, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai được tổ chức, với quy mô và tầm vóc mới, phản ánh quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đất nước trong việc đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Như chúng ta đã biết, khoa học và công nghệ là động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nhiều nước. Các bài học thành công từ Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản hay gần đây là Ấn Độ, Ai-len, Hàn Quốc và Singapore đã chứng minh vai trò của khoa học kỹ thuật. Các quốc gia này tận dụng công nghệ để chuyển đổi mô hình kinh tế, thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt. Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta. Tuy nhiên, phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số mới chỉ là "phương tiện quan trọng" để đạt tới mục đích. Đột phá, đổi mới sáng tạo mới là yếu tố kỳ diệu để làm nên kỳ tích, bởi đột phá, sáng tạo mới tạo ra bước tiến vượt bậc mang tính cách mạng, mới vượt qua rào cản, giới hạn hiện tại để đạt kết quả vượt trội, nổi bật. Đột phá luôn mang tính mới mẻ, tính hiệu quả, vượt giới hạn, tạo ảnh hưởng lớn. Ví dụ: Trong công nghệ: sự ra đời của điện thoại thông minh đã thay đổi cách con người giao tiếp và làm việc. Trong kinh tế: mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số như Uber, Airbnb, thương mại điện tử... là sự bứt phá đối với ngành công nghiệp truyền thống. Công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR) là đột phá lớn của sinh học, y học và nông nghiệp. Trong xã hội là những cải cách về chính sách giáo dục, y tế, văn học nghệ thuật, quản lý đang mang lại những thay đổi to lớn về chất lượng sống của con người.Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã chỉ ra những định hướng chiến lược và được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng thuận, xem đây như một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Sự ủng hộ này thể hiện khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc. Hội nghị hôm nay thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự đồng lòng của toàn Đảng và hệ thống chính trị. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là chìa khóa đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển.Thưa các đồng chí và các đại biểu,Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Từ Đại hội IV, khoa học và công nghệ đã được xác định là cuộc cách mạng, và đến nay, là quốc sách hàng đầu. Nhiều Nghị quyết quan trọng như Nghị quyết 20, Nghị quyết 52, Nghị quyết 36 đã được ban hành, mang lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển của đất nước như ngày nay. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các Nghị quyết của T.Ư chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện (các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục; các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả; nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%; chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm để tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"...). Nguyên nhân chính của việc chưa thực sự thành công của các Nghị quyết của T.Ư chính là nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết", "Nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ đất nước trong thời kỳ mới.Làm sao để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Với ý nghĩa đó, tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và làm sâu sắc thêm một số quan điểm, định hướng sau:Trước hết là về quan điểm: Luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm. Đột phá phải tiến hành ở cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đó là những khoảng không gian vô tận, có nhiều miền hoang vu, có nhiều cơ hội để các trí thức, các nhà khoa học, người lao động biến"sỏi đá thành cơm". Nhưng hiện nay nên tập trung trên các lĩnh vực: vật lý và năng lượng (cơ học lượng tử để có những sản phẩm ứng dụng như vi xử lý, laser, nano...) ; công nghệ thông tin và truyền thông; y học và sinh học (ADN, gen, vaccine, 3D..); công nghệ không gian; công nghệ vật liệu, năng lượng và môi trường (năng lượng tái tạo, pin lithium-Ion, thu giữ và lưu trữ carbon..); phát minh trong đời sống (3D, robot và tự động hóa, công nghệ thực tế ảo-VR và thực tế tăng cường-AR); công nghệ blockchain, innetnet vạn vật (IoT); thông tin địa lý; phân tích văn hóa số; giáo dục và đào tạo trực tuyến... Cần chuyển từ ứng dụng và làm chủ công nghệ sang xây dựng năng lực sáng tạo đột phá, tận dụng cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 để "đi tắt, đón đầu" làm chủ tương lai. Triển khai Nghị quyết phải hướng vào những vấn đề thực tiễn đất nước đang đòi hỏi, thị trường và nền kinh tế đang cần. Những sản phẩm nghiên cứu phải được thương mại hóa, đăng ký được bản quyền. Về hành động, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Nhà nước cần tập trung bốn việc: (1) Hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển, (2) Xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá, (3) Tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá, (4) Đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, tôi đề nghị và nhấn mạnh 8 nhiệm vụ, giải pháp, nhất là những nhiệm vụ đột phá:Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động: Xác định phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. T.Ư đã gương mẫu hành động, với chương trình hành động kèm theo được quán triệt ngay hôm nay. Các cấp ủy, chính quyền cần cụ thể hóa nghị quyết bằng các kế hoạch sát thực tiễn, lấy kết quả triển khai làm tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng. Mọi nhiệm vụ sẽ được giám sát, đánh giá thường xuyên; làm tốt được khen thưởng, làm chậm hoặc sai phạm sẽ bị phê bình, xử lý. Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển. Các cấp ủy, chính quyền, đơn vị cần lập kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu Nghị quyết 57, với nhiệm vụ rõ ràng, phân công cụ thể, thời gian hoàn thành và kết quả đo lường được. Ngay trong năm 2025 này, cần phải lựa chọn và giải quyết những vấn đề rất căn cơ, tạo nền tảng cho giai đoạn 2026 - 2030, tạo cú hích cho năng suất lao động mới, tạo niềm tin cho xã hội.Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách: trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm (những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật. Cần có tư duy mới, cách tiếp cận trong sửa đổi luật công nghệ thông tin, luật Khoa học và công nghệ, luật Ngân sách nhà nước, luật Quản lý sử dụng tài sản công và luật Viên chức,... đồng bộ hóa các qui định pháp luật có liên quan). Chúng ta khuyến khích người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trước hết phải bằng chính các quy định của pháp luật, tạo không gian cho người quản lý quyết định và chịu trách nhiệm.Bộ Chính trị đã định hướng đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, và tinh thần này sẽ được thể chế hóa trong luật Sửa đổi luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự kiến được Quốc hội thông qua sớm. Ban Cán sự Đảng Chính phủ cần phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ xây dựng 27 luật và 19 nghị định trong năm 2025, đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và ban hành sớm văn bản hướng dẫn để các quy định mới sớm đi vào thực tiễn. Hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả, có cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ, nhất là với đội ngũ cán bộ thực thi. Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa. Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy về khoa học công nghệ: Trong quý 1/2025, hoàn thành việc sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ; tập trung đầu tư trọng điểm để phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh. Có kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân tài khoa học, công nghệ. Triển khai các giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu, thu hút nhân tài công nghệ là người Việt và người nước ngoài tới làm việc. Các thủ tục liên quan đến vấn đề này phải thực sự thông thoáng hơn nữa, thậm chí phải có tính cạnh tranh cao so với các nước khác mới thu hút được. Xem xét bỏ bớt các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp với yêu cầu mới của Nghị quyết 57. Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những người hiểu rõ văn hóa Việt Nam, trưởng thành ở các nước phát triển, am hiểu chuyên môn và quản lý, có sự kết nối quốc tế sâu rộng. Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều. Tính toán hình thành cơ chế Kiến trúc sư trưởng hoặc Tổng công trình sư cho việc thực hiện các đề án, dự án lớn về khoa học công nghệ và chuyển đổi số mang tính liên ngành; Lập Viện quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định về các nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kiểm định sản phẩm và dịch vụ. Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi. (Vừa qua, một số dự án tập đoàn công nghệ lớn có ý định đầu tư vào Việt Nam, nhưng quy trình thủ tục quá rườm rà, vướng nhiều thứ, mất hàng năm trời không triển khai được). Vấn đề này phải được rà soát lại để cải cách mạnh mẽ ngay từ năm 2025.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho KHCN xứng tầm là quốc sách đột phá: Bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ, R&D, lập các quỹ khoa học và công nghệ, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thiên thần, quỹ khởi nghiệp, quỹ đổi mới sáng tạo,… Nghiên cứu cơ chế cho mô hình "đầu tư công - quản trị tư", bảo đảm nhà khoa học có quyền chủ động trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% Ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho KHCN lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Sớm công bố chính sách này và hướng dẫn thủ tục thực hiện thuận lợi. Tiến hành rà soát, điều chỉnh các đề án, dự án để đảm bảo phù hợp với Nghị quyết 57, tránh lãng phí, tập trung đầu tư hiệu quả, có trọng tâm. Đồng thời, cải cách triệt để quy trình phân bổ, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, loại bỏ cơ chế "xin - cho" và các thủ tục rườm rà để tối ưu hóa nguồn lực và khuyến khích sáng tạo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là nhân tài khoa học, công nghệ, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế, với các chính sách hấp dẫn về quốc tịch, thu nhập, nhà ở và môi trường làm việc. Thủ tục liên quan phải thông thoáng, hấp dẫn, cạnh tranh với quốc tế. Xây dựng mạng lưới chuyên gia trong nước và quốc tế, thường xuyên báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo T.Ư. Đẩy mạnh phong trào tôn vinh tài năng và sáng tạo, khơi dậy tinh thần yêu nước, cống hiến của các nhà khoa học. Tiếp tục duy trì phong trào học tập suốt đời, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, trọng tâm là sau đại học, đại học, dạy nghề.Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số: Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng như đã nêu trong Nghị quyết 57. Đặc biệt, cần chuẩn bị hạ tầng năng lượng cho 5 - 10 năm tới, với trọng tâm là năng lượng sạch, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển bằng hành động cụ thể. Tối ưu hóa và nâng cấp hạ tầng số, xây dựng các trạm gốc 5G, mở rộng Internet băng thông rộng và phạm vi phủ sóng cáp quang. Phát triển hệ thống vệ tinh tầm thấp tốc độ cao. Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, triển khai luật Dữ liệu và sàn giao dịch dữ liệu trong năm 2025. Trong năm 2025, Ban Cán sự Đảng Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, bổ sung Quy hoạch điện VIII, khai thác hiệu quả các tiềm năng như điện gió, điện mặt trời, triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo nguồn điện bền vững. Đồng thời, cần quản lý, khai thác, bảo vệ hiệu quả khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm, để phục vụ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải: Cần ưu tiên nguồn lực cho một số ngành kinh tế có lợi thế và tiềm năng phát triển, tránh dàn trải, kém hiệu quả và lãng phí, bao gồm giải pháp công nghệ cho những vấn đề của thực tiễn đất nước như sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, an ninh lương thực, khoa học về sức khỏe con người, các ngành công nghiệp 4.0. Tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh. Đẩy nhanh kết nối và chia sẻ dữ liệu quan trọng trong các lĩnh vực như dân cư, tư pháp, giáo dục, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, phương tiện... Trung tâm dữ liệu quốc gia phải hoàn thành với dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống," dẫn dắt chuyển đổi số toàn diện, tạo nền tảng phát triển kinh tế số và lực lượng sản xuất hiện đại giai đoạn 2026 - 2030, đáp ứng mục tiêu Nghị quyết 57.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế: Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo. Tích cực tham gia xây dựng các chuẩn mực quốc tế, trước mắt là trong khu vực ASEAN, thông qua các sáng kiến như Công ước Hà Nội. Chúng ta phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Thưa các đồng chí và các đại biểu,Đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn. Chúng ta phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa. Tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, xây dựng một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số.Nghị quyết 57 đã tháo gỡ rào cản, khắc phục điểm nghẽn và tạo cơ chế đột phá để giải phóng sức sáng tạo, nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia. Với nền tảng chính trị, pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cao từ toàn Đảng, nhân dân và giới trí thức, Tôi tin rằng Nghị quyết sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững.Nhân dịp năm mới 2025 và Xuân Ất Tỵ, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cùng toàn thể các trí thứ, nhà khoa học, người lao động và đồng chí, đồng bào mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc đất nước ta đón một năm mới tràn đầy niềm tin, khí thế và thắng lợi mới.Xin trân trọng cảm ơn.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư